Nhiệt miệng(apthes)

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu. Bỏ túi những bí kíp sau để phòng tránh nhiệt miệng và giảm đau.

Cách phòng tránh
1. Tránh stress : 

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Răng Miệng đã cho thấy stress là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng.
Lý do cho điều này là bởi khi tâm trạng bị stress, sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm từ đó gây nên hiện tượng nhiệt miệng.
Vậy nên cần học cách khống chế stress để tinh thần luôn sảng khoái, thoái mái cũng là một cách hiệu quả để “treo biển cấm” với nhiệt miệng.
Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu.

2. Giữ vệ sinh răng miệng: 

Điều này rất quan trọng vì vi khuẩn khoang miệng là một trong những “đầu mối” gây nên bệnh nhiệt miệng. Vì thế bạn cần luôn nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày và đến gặp nha sĩ đều đặn 6 tháng một lần ngay cả khi bạn không có những dấu hiệu bất thường.
Khi vệ sinh răng miệng nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để tránh tổn thương khoang miệng. Thường xuyên thay bàn chải mới khoảng 3 tháng một lần. Thêm vào đó, không ăn đồ ăn quá nóng có thể gây nên cảm giác bỏng rát và cũng gây tổn thương khoang miệng.
3. Ăn uống khoa học: 


Việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn đúng cách có những tác động trực tiếp đến tình trạng nhiệt miệng của bạn. Theo đó trong chế độ dinh dưỡng bạn nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm thanh mát, giàu vitamin, khoáng chất và tránh những thực phẩm cay nóng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiệt miệng.
Hạn chế những món ăn được chế biến theo kiểu chiên, rán, xào thay vào đó ưu tiên những món ăn luộc, hấp sẽ mang lại nhiều “điểm cộng” cho sức khỏe nói chung và “khắc tinh” với nhiệt miệng nói riêng. Bạn cũng cần duy trì thói quen uống nước đều đặn, thường xuyên, ưu tiên cả những loại nước ép trái đây để có tác dụng thanh lọc, thải độc cho cơ thể.
Tránh đồ uống có cồn, caphein: Hạn chế tối đa việc thu nạp đồ uống chứa cồn và caphein để tổn thương do loét miệng sẽ nhanh lành lại. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng.

4. Mẹo vặt mách bạn:
Chườm đá: Dùng một viên đá nhỏ chườm vào vùng miệng bị viêm loét, bạn sẽ thấy cảm giác dịu mát ngay sau đó mà không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.
Mật ong: Minh chứng khoa học cho thấy mật ong có khả năng làm lành vết thương và rất lành tính vì thế khi bị loét miệng bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vết loét hoặc cũng có thể trộn mật ong với nghệ tạo thành hỗn hợp bột nhão, sau đó thoa lên vùng miệng bị loét.
Nước ép cà chua: có chứa nhiều vitamin và có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể. Khi bị nhiệt miệng mỗi ngày nên uống 1- 2 ly nước ép cà chua bạn sẽ thấy cảm giác dễ chịu hơn.

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét