Chấn thương răng cửa rơi ra ngoài và cách xử trí

 ​
Chấn thương răng rơi răng ra ngoài là một trong những tại nạn hay gặp phải. Tuy vậy, hầu hết mọi người vẫn chưa biết cách hoặc xử trí chưa đúng cách, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về sau, không những về sức khỏe mà còn tốn kém khi điều trị các biến chứng sau này.

Răng rơi khỏi ổ răng (Avulsion complete) là tình trạng răng rơi hoàn toàn ra khỏi huyệt ổ răng, huyệt ổ răng rỗng, hoặc hình thành cục máu đông. Chụp phim X quang (cận chóp, cắn..) để kiểm tra khi nghi ngờ tổn thương xương ổ răng (gãy, vỡ..)

rang-roi-khoi-o-rang.jpg 

Xử trí: chỉ cắm lại với răng vĩnh viễn, đối với răng sữa không cần cắm lại.

Với bệnh nhân:
  • Giữ bình tĩnh, cắn bông/gạc trong 15 phút để cầm máu.
  • Tìm răng và cầm vào phần thân răng (phần lớn hơn màu trắng, tuyệt đối không cầm vào chân răng) bằng gạc ẩm
  • Nếu răng bẩn, rửa răng dưới dòng nước chảy trong 10s và cắm lại răng.
  • Tuyệt đối không cạo hay dùng bàn chải để cố làm sạch phần chân răng.
  • Nếu không tự cắm lại được, ngay lập tức (trong vòng dưới 60 phút):
cac-buoc-so-cuu-chan-thuong-rang.jpg 

Bảo quản răng trong các dung dịch sau, theo thứ tự từ tốt nhất tới không nên dùng:
  • Dung dịch Hank (thường không có)
  • Sữa tươi lạnh
  • Đặt vào ngách giữa má và răng hàm của bệnh nhân
  • Nước muối sinh lý
  • Tuyệt đối không ngâm răng trong nước thông thường
  • Đi cấp cứu ở cơ sở nha khoa gần nhất
Với nha sĩ:

Tùy thuộc vào tình trạng răng và thời gian từ khi răng rơi ra ngoài tới khi bệnh nhân tới cấp cứu:
  • Răng đã được cắm lại
  • Thời gian răng ở môi trường ngoài miệng dưới 60 phút
  • Thời gian răng ở môi trường ngoài miệng trên 60 phút
Răng đã được cắm lại trước khi tới cấp cứu:
Với răng đã đóng chóp
  • Giữ nguyên răng tại vị trí
  • Làm sạch vùng tổn thương bằng nước muối sinh lý/chlorhexidine
  • Khâu nếu rách lợi
  • Đánh giá và chụp lại phim x quang để kiểm tra vị trí răng
  • Gắn nẹp dẻo cố định trong 2 tuần
  • Kê thuốc kháng sinh toàn thân: Amoxicillin hoặc Penicillin V, liều lượng tùy thuốc tuổi và cân nặng bệnh nhân
  • Tiêm phòng uốn ván khi nhận thấy có nguy cơ
  • Hẹn bệnh nhân điều trị tủy sau 7-10 ngày sau cố định
Hướng dẫn bệnh nhân:
  • Không tham gia các hoạt động mạnh, dễ gây chấn thương
  • Ăn đồ mềm trong 2 tuần
  • Đánh răng bằng bàn chải mềm sau mỗi bữa ăn
  • Súc miệng bằng dung dịch chlorhexidine (0.12%) 2 ngày/lần trong 1 tuần
Hướng xử trí kế tiếp:
  • Sau 7-10 ngày điều trị tủy, đặt calcium hydroxide trong ống tủy trong 1 tháng, sau đó là hàn tủy
  • Tháo cố định và chụp lại phim kiểm tra sau 2 tuần
  • Tái khám, chụp phim x quang kiểm tra sau 1, 3, 6, 12 tháng và định kì hằng năm.
Với răng chưa đóng chóp:

Mục tiêu của việc cắm lại là tái lập mạch máu, giúp cho răng phát triển (đóng chóp hoàn toàn), nếu không được, việc điều trị tủy là tất yếu

Hướng dẫn bệnh nhân: Tương tự ở trên

Hướng xử trí kế tiếp:
  • Chỉ tiến hành điều trị tủy khi có biểu hiện tủy hoại tử trên lâm sàng và x quang
  • Tháo cố định và chụp lại phim x quang kiểm tra sau 2 tuần
  • Tái khám, chụp phim x quang kiểm tra sau 1, 3, 6, 12 tháng và định kì hằng năm.
Răng ở ngoài môi trường miệng dưới 60 phút:duoi-60-phut.gif 

Với răng đã đóng chóp
  • Làm sạch bề mặt chân răng và vùng chóp răng dưới dòng nước muối sinh lý
  • Gây tê tại chỗ
  • Kiểm tra huyệt ổ răng, lấy bỏ các mảnh xương vụn nếu có, đặt lại các mảnh xương lớn
  • Bơm rửa huyệt ổ răng bằng nước muối sinh lý
  • Cắm lại răng bằng lực nhẹ nhàng
  • Khâu lợi nếu rách
  • Đánh giá, kiểm tra răng lại bằng x quang
  • Cố định bằng nẹp dẻo trong 2 tuần
  • Kháng sinh toàn thân: tương tự trên
  • Tiêm phòng uốn ván
  • Điều trị tủy sau 7-10 ngày
  • Hướng dẫn bệnh nhân và xử trí tương tự như trên
Với răng chưa đóng chóp

Mục tiêu của việc cắm lại là tái lập mạch máu, giúp cho răng phát triển (đóng chóp hoàn toàn), nếu không được, việc điều trị tủy là tất yếu
Tuy vậy nguy cơ nhiễm trùng, tiêu chân răng sẽ dễ xảy ra hơn là sự tái lập mạch máu thành công
Hướng xử trí, dặn dò bệnh nhân tương tự với trường hợp răng đã đóng chóp
Thêm vào đó, nha sĩ có thể ngâm răng vào dung dịch kháng sinh tại chỗ(minocycline/doxycycline 1mg/20ml nước muối sinh lý) trong vòng 5 phút để tăng khả năng tái lập mạch máu.

Răng ở ngoài môi trường miệng trên 60 phúttren-60-phut.gif 

Với những trường hợp này, tiên lượng răng rất kém. Các dây chằng nha chu hầu hết bị hoại tử và không thể hồi phục. Mục đích của việc cắm lại răng ngoài việc khôi phục thẩm mỹ chức năng mà còn duy trì hình dạng xương ổ răng. Kết quả thường gặp với các trường hợp này là răng bị cứng khớp và tiêu chân răng, có thể mất răng (khi răng đã đóng chóp).

Với răng đã đóng chóp
  • Làm sạch, loại bỏ các mô không còn khả năng hồi phục bằng gạc ẩm
  • Điều trị tủy trước khi cắm răng lại hoặc sau khi cắm lại được 7-10 ngày
  • Ngâm răng trong dung dịch NaF 2% trong 20 phút để làm chậm quá trình tiêu thay thế
  • Gây tê tại chỗ
  • Bơm rửa huyệt ổ răng bằng nước muối sinh lý
  • Đánh giá kiểm tra huyệt ổ răng, lấy bỏ các mảnh xương vụn nhỏ, gắn lại các mảnh xương lớn
  • Cắm lại răng bằng lực nhẹ nhàng
  • Khâu lợi nếu rách
  • Kiểm tra lại bằng x quang
  • Cố định bằng nẹp dẻo trong 4 tuần
  • Kháng sinh toàn thân: tương tự trên
  • Tiêm phòng uốn ván nếu có nguy cơ
  • Dặn dò bệnh nhân và hướng xử trí tương tự trên
Tình trạng răng cứng khớp là hậu quả khó tránh khỏi sau khi cắm lại răng. Khi bị cứng khớp, răng thường thấp hơn so với các răng bên cạnh. Khi đó phẫu thuật “Decoronation” chia cắt thân chân sẽ được chỉ định khi răng cứng khớp thấp hơn so với răng bên cạnh 1mm.
Nguồn: DentalTraumaGuide

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét