Cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát sâu răng

Sâu răng (Tooth decay) là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi người từ mọi tầng lớp trong xã hội. Không một người nào có thể miễn dịch với sự phá vỡ cấu trúc men răng của vi khuẩn. Sâu răng có nguồn gốc phổ biến từ vi khuẩn trú ngụ trong các mảng bám - nơi mà các mảnh vụn thức ăn, nước bọt không được vệ sinh kỹ sẽ đọng lại lên răng. Sâu răng được đặc trưng bởi sự hình thành các vết nứt, rãnh đen, lỗ trên bề mặt răng.
Vậy sâu răng đến như thế nào? Tất cả đều bắt đầu từ các thói quen và cách vệ sinh răng miệng không tốt dẫn tới các mảnh vụn thức ăn vẫn còn đọng lại giữa các kẽ răng, trên các rãnh mặt nhai. Vi khuẩn bắt đầu tiêu thụ nguồn dinh dưỡng vô tận đó và sinh ra acid, acid sẽ phá vỡ các cấu trúc và ăn mòn dần dần của men răng.
Quá trình hình thành sâu răng
Sau một thời gian, sự ăn mòn vượt qua lớp men bảo vệ bên ngoài để đi vào sâu bên trong lớp ngà, đây là lúc sâu răng bắt đầu hình thành. Giai đoạn đầu khi bắt đầu ăn sâu vào ngà răng, tùy cơ địa mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau như ê buốt, nhức, đau,....tuy nhiên một khi sâu răng đã ăn sâu vào tủy - đây là lớp trong cùng của răng chứa mạch máu, dây thần kinh,... thì đa phần đều sẽ rất đau và khó chịu. Giai đoạn này được coi là nghiêm trọng nhất và là bước chuyển từ sâu răng sang viêm tủy. Hôi miệng cũng là một triệu chứng báo hiệu tình trạng sâu răng lâu ngày do sự tích tụ mãn tính nước bọt và thức ăn.
Sau đây là 3 cách phòng ngừa rất cơ bản và dễ dàng thực hiện để bảo vệ hàm răng của mình tránh khỏi những phiền toái do sâu răng gây ra
Đánh răng sau khi ăn: Không phải bạn cứ chải răng sau khi ăn là đủ, mà là bạn phải chải răng đúng cách, mỗi ngày tối thiểu 2 lần và mỗi lần tối thiểu 2 phút. Nếu có thể đánh răng ngày 3 lần sẽ được khuyến khích hơn. Sử dụng bàn chải cứng quá cũng không tốt vì nó làm mòn men răng. Kem đánh răng tốt có chứa Fluoride cũng góp phần vào việc bảo vệ men răng.
Chế độ ăn uống hợp lý: Có một hàm răng chắc khỏe là cách tốt nhất để chống lại sâu răng. Bắt đầu bằng một chế độ ăn giàu rau, củ, quả, sữa,... hạn chế các thực phẩm nhiều đường dẻo và cứng như kẹo, bánh ngọt,...
Khám nha sĩ định kỳ: Khám răng thường xuyên 6th/1 lần không hề ảnh hưởng gì. Nha sĩ sẽ tư vấn tổng quát về tất cả vấn đề răng miệng bạn đang gặp phải như: vôi răng, viêm nướu, sâu răng,..... Nha sĩ sẽ trám các răng sâu để nó không tiến triển nặng hơn.

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét