Chỉ định và chống chỉ định nhổ răng

Với nhiều cải tiến trong kỹ thuật nha khoa, các răng sâu, hư hại được giữ lại và bảo tồn ngày càng nhiều, các chỉ định nhổ răng ngày càng ít đi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn phải thực hiện việc nhổ răng đối với những răng không thể giữ lại được

1. CHỈ ĐỊNH:

1.1. Chỉ định liên hệ đến tình trạng răng:
         - Răng có thân và chân răng bị phá hủy lớn, mất hết giá trị chức năng và không thể tái tạo được.
         - Chân răng hay mảnh chân răng
         - Răng bị chết tủy, tủy viêm cấp hay mãn mà không điều trị nội nha được.
         - Răng bị gãy quá sâu, dưới nướu
         - Răng có tổn thương quanh chóp không thể chữa lành bằng phương pháp bảo tồn hay phẫu thuật.
         - Răng bị bệnh nha chu nặng, tiêu xương quá nhiều.
         - Răng sửa đến thời kỳ thay thế còn tồn tại quá lâu trong khi răng vĩnh viễn thay thế đã mọc và mọc ở vị trí bình thường.
         - Răng lệch có hay chưa có biến chứng
         - Răng ngầm hay gây biến chứng
            - Răng gây tổn thương cho mô mềm, nếu không nhổ sẽ không hồi phục tổn thương.
         - Răng gây biến chứng viêm tại chỗ: viêm xương, viêm xoang, viêm mô tế bào... mà không điều trị bảo tồn được.
1.2. Răng nhổ theo chỉ định phục hình:
         - Răng không có giá trị chức năng thậm chí còn gây trở ngại làm mất thăng bằng phục hình sau này.
         - Răng gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cho phục hình sau này.
1.3. Răng nhổ theo chỉ định chỉnh hình:
         - Răng dư gây mất đối xứng cung hàm
         - Răng lệch gây ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng mà không kéo lại về đúng vị trí trên cung hàm.
         - Răng nhổ để tạo khoảng cách cho phép di chuyển các răng còn lại ở vị trí thẩm mỹ hơn: thường nhổ răng 4 hàm trên hay hàm dưới trong trường hợp hô.
         - Răng nhổ để đề phòng và hạn chế sai lệch khớp cắn trong tương lai
1.4. Chỉ định có liên quan đến toàn thân:
         - Răng gây khởi phát hay làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý toàn thân như: bệnh lý tim mạch, thấp tim, dị ứng... Tuy nhiên cần thận trọng khi đề ra chỉ định nhổ răng vì rất khó xác định mối liên hệ nhân quả giữa răng nguyên nhân và bệnh lý ở xa.
         - Răng cần nhổ trước một số điều trị đặc biệt như: phẫu thuật tim, tia xạ,...
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
2.1. Chống chỉ định tạm thời:
         Tất cả những tình trạng bệnh lý mà khi nhổ răng sẽ khó thực hiện hay có thể gây ra các tai biến toàn thân hay tại chỗ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2.1.1 Tại chỗ:
         - Viêm nướu hay viêm miệng cấp tính làm hạn chế cử động há miệng và khó can thiệp.
         - Viêm quanh thận răng cấp tính, viêm xương ổ răng cấp tính
         - Nhổ răng cối nhỏ và răng cối lớn cùng bên trong thời kỳ viêm xoang hàm cấp tính.
         - Nhổ răng trên hàm vừa được điều trị bằng tia phóng xạ sẽ gây nguy cơ hoại tử xương hàm
2.1.2. Toàn thân:
         - Trong các trường hợp bệnh lý như: tim mạch, cao huyết áp, suy thận,thấp khớp cấp, tiểu đường, đặc biệt là những bệnh lý về máu dùng thuốc chống đông, thiếu máu, ban xuất huyết, máu không đông...
         - Sự can thiệp nhổ răng được hoãn lại cho đến khi có ý kiến của bác sĩ điều trị chuyên khoa cho phép bệnh nhân được nhổ răng. Bệnh nhân chỉ được phép nhổ răng trong điều kiện bệnh lý ổn định và đã được áp dụng các biện pháp chuẩn bị trước khi can thiệp.
         - Tình trạng đặc biệt của phụ nữ: có thai, kinh nguyệt, chỉ can thiệp khi hết sức cần thiết.
            - Bệnh nhân không tin cậy thầy thuốc hay tỏ ra không hiểu mục đích của can thiệp.
         - Thầy thuốc thấy việc làm không phù hợp (tương ứng)
         - Thầy thuốc thấy thiếu điều kiện thuận lợi hay trang thiết bị cần thiết.
2.2. Chống chỉ định vĩnh viễn:
         - Các bệnh lý toàn thân ở giai đoạn cuối
         - Sức khỏe toàn thân quá suy nhược.
         - Ung thư máu.

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét