Khi sử dụng thuốc ở trẻ em chúng ta cần lưu ý 2 vấn
đề: dược động học và giải phẫu sinh lý vì có ảnh hưởng đến việc kê đơn và quản
lý thuốc của bác sĩ
1. Dược động
học
Là quá trình chuyển hoá thuốc có trong cơ thể
bao gồm sự hấp thu, phân tán, chuyển hoá và đào thải thuốc.
1.1. Cách dùng và hấp thu
- Đường hô hấp:
Ở trẻ do cung lượng tim, thông khí phế nang và tỷ lệ tưới máu ở cơ quan cao hơn
người lớn, do đó, các loại thuốc hít, xông sẽ thâm nhập nhanh hơn.
- Đường da: da
lớp sừng mỏng, tính thấm cao và tuyến nhờn hoạt động kém hơn so với người lớn,
các loại thuốc dùng tại chỗ có thể hấp thu nhanh và hoàn toàn.
- Đường miệng:
Tính chất thay đổi của đường tiêu hoá ảnh hưởng nhiều đến tốc độ và hiệu quả
hấp thu thuốc. Thời gian làm trống dạ dày ở trẻ sơ sinh dài hơn với trẻ lớn và
người trưởng thành (6-8h ở trẻ sơ sinh và 2h ở người trưởng thành). Thời gian
chuyển hoá thức ăn vào ruột chậm hơn, các cơ chế chuyển tải tích cực ở màng
nhày ruột kém, thức ăn hiện diện làm chậm và giảm quá trình hấp thu thuốc. PH
dạ dày thấp làm tăng tính hấp thu thuốc có tính acide yếu như Diazepam
1.2. Phân tán
- Hoạt tính
sinh học của thuốc bị ảnh hưởng bởi sự gắn kết Protein huyết tương, thuốc được
gắn kết sẽ bất hoạt về mặt dược lý, nếu không gắn kết thuốc sẽ đi qua màng tế
bào và tạo hiệu quả dược lý. Trẻ càng nhỏ, tỷ lệ Protein huyết tương càng giảm đặc biệt là albumin. Do
đó, các thuốc có tính gắn kết cao sẽ có phần tự do cao.
- Hàng rào máu não: ở trẻ nhỏ dễ bị thâm nhập hơn vì
thiếu Myoline hoá mô thần kinh và tính thấm cao hơn. Điều này có lợi cho thuốc
kháng sinh khi cần vào hệ thống thần kinh trung ương nhưng bất lợi với các
thuốc ức chế thần kinh trung ương vì tính nhạy cảm
- Sự nhạy cảm thụ thể thường nhạy cảm hơn do đó dễ ngộ
độc thuốc
1.3. Chuyển hoá
Các hệ thống
Enzyme khác nhau thường trưởng thành ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ oxy
hoá thấp kéo dài tác dụng Amphetamine và Phenacetine. Men Glucoronyl
transferase giảm ở trẻ sơ sinh gây ngộ độc Cloramphenicol, Morphin và Steroid
1.4. Bài tiết
Bài tiết phần lớn qua thận, trẻ càng nhỏ khả năng lọc
thuốc và cô đặc nước tiểu kém, đặc biệt, trẻ sinh non và bệnh lý, nên các thuốc
bị kéo dài tác dụng nếu bài tiết qua thận. Ví dụ Pancuronium, Ampicilline…
2. Giải phẫu
sinh lý
2.1 Về kích thước cơ thể
Do sự khác biệt về kích thước cơ thể giữa trẻ em và
người lớn nên công thức dựa theo cân nặng trở thành tiêu chuẩn cho các thuốc và
thích hợp cho tất cả trừ trẻ sinh non
2.2 Dịch cơ thể
-
Trẻ nhỏ có tỷ lệ nước toàn bộ
lớn, đặc biệt là dịch ngoại bào. Ở trẻ sơ sinh là 80% trong khi người lớn là
50-60% điều này ảnh hưởng đến các thuốc có tính tan trong nước và phải tăng
liều
- Ngược lại tỷ lệ mỡ lại tăng giảm khác nhau
theo tuổi. Thường trẻ sinh non chiếm 1%, trẻ sơ sinh 16%, trẻ 1 tuổi chiếm 22%,
trẻ 4 tuổi giảm còn 12% và tăng lên 18 - 20% khi trẻ 11 tuổi. các thuốc tan
trong mỡ như Diazepam, Bacbiturat sẽ giảm liều khi dùng cho trẻ có tỷ lệ mỡ
thấp.
2.3 Hệ hô
hấp
Đường hô hấp của trẻ dễ bị tắc nghẽn, khả năng bù trừ
và khả năng dự trữ kém hơn nhiều so với người lớn.
2.4 Hệ tim mạch
- Thể
tích máu giảm dần khi lớn lên: trẻ sơ sinh khoảng 85% ml/kg, người lớn 70 ml/kg
- Nhịp tim cao nhất ở trẻ sơ sinh và giảm đều trong
thời niên thiếu
- Huyết áp thấp hơn so với người lớn, tăng dần theo
tuổi trong suốt thời kỳ niên thiếu và huyết áp đạt mức giống như người lớn khi
trẻ 13-15 tuổi.
- Sự tưới máu: ảnh hưởng đế sự hấp thu thuốc qua đường
tiêm bắp và đường da. Trẻ sơ sinh, tuần hoàn ngoại biên phát triển kém nên sự
hấp thu thuốc qua đường tiêm bắp kém hơn. Sự co mạch cũng làm giảm sự hấp thu
thuốc: sự tưới máu lên não do cung lượng tim ở trẻ em là 40%, người lớn là 20%,
do đó các thuốc tiêm tĩnh mạch cho hiệu quả lên não nhanh hơn.
- Thận sơ sinh cô đặc nước tiểu kém, do đó thuốc bài
tiết qua thận có thời gian bán huỷ dài hơn.
- Cơ chế tái
hấp thu và sự bài tiết ở ống thận cũng khác, gây ảnh hưởng đến thời gian bán
huỷ ở 1 số thuốc. Các cơ chế này cũng trưởng thành sau vài tháng tuổi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét