Thói quen làm hư hại răng

Cảm giác răng bị mẫn cảm, ê buốt rất khó chịu. Đó có thể là hậu quả của việc mất quá nhiều lớp men bảo vệ răng do bạn làm một số hành động không đúng ảnh hưởng đến răng mà không biết
1. Sử dụng răng như một công cụ
Nhiều người vì sự tiện lợi thường dùng răng như một công cụ để mở nắp chai hoặc một cái túi, cắn xé mác áo quần và có khi là để cắn dây. Răng của bạn sinh ra không phải để thực hiện các chức năng đó. Điều này sẽ gây một sự chấn thương lên răng, dễ làm cho răng bị sứt, yếu đi, mòn răng thậm chí là bị vỡ.

2. Thói quen đánh răng xấu và sử dụng kem đánh răng không phù hợp

Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc làm sạch răng hàng ngày, nhưng đánh răng quá mạnh thì lại không tốt. Đánh răng quá mạnh hoặc dùng loại bàn chải quá cứng có thể làm hỏng lớp men răng hoặc làm trầy xước nướu, chảy máu chân răng, làm cho răng trở nên mẫn cảm hơn với các loại thức ăn, đồ uống khi đưa vào miệng
Cách chải răng đúng
Không phải mọi loại kem đánh răng đều như nhau. Sử dụng loại kem làm trắng răng hoặc kem giúp loại bỏ lớp cao bám ở răng cũng có thể làm trầy xước và làm răng trở nên mẫn cảm. Do vậy, nên tìm loại kem đánh răng trung tính, tác dụng nhẹ để tránh không gây ra những tác hại trái chiều.
Từ trước đến nay chúng ta vẫn nghĩ nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để làm sạch răng, tránh vi khuẩn vây bám làm hỏng răng, song không phải trong mọi trường hợp đều đúng. Bởi vì nếu chúng ta ăn đồ ăn có chứa hàm lượng a-xit cao sẽ làm mềm men răng. Như vậy khi chúng ta đánh răng luôn thì một mặt làm sạch răng, song mặt khác lại làm mòn, hỏng men răng và dẫn tới răng trở nên mẫn cảm.
3. Nghiến răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ không chỉ tra tấn lỗ tai người khác mà còn gây hại cho hàm răng của bạn. Nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho bạn bị đau đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, vỡ men răng, có thể bị gãy răng… Người nghiến răng mãn tính có thể bị biến đổi hình dạng khuôn mặt. Để tránh điều này, bạn hãy tập sống bớt lo âu, căng thẳng, đồng thời nên tập đeo máng nhai khi ngủ để hạn chế nghiến răng. Bạn cũng nên bổ sung canxi và flour, đồng thời đi khám chuyên khoa răng - hàm - mặt để bác sĩ kiểm tra xem răng có bị mòn không, khớp cắn hoạt động có ổn định không. 
4. Không đi khám răng định kì
Lời khuyên của nha sỹ sẽ giúp ích trong việc bảo đảm cho hàm răng trở nên chắc khỏe, trắng và sáng bóng hơn. Bác sỹ nha khoa có thể giúp bạn phát hiện và điều trị sớm bệnh nha chu (một loại bệnh lý rất phổ biến đối với răng ở người trung niên và già) trước khi chúng gây ra những tổn tại lớn cho hàm răng của bạn, bao gồm cả việc làm ê buốt răng. Do vậy, bạn không nên bỏ qua lời khuyên của các nha sỹ.
5. Ăn uống không đúng cách

Hay ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng axit cao như cam, quýt, soda và cà chua có thể dễ dàng làm răng của bạn trở nên mẫn cảm.
Quên sử dụng ống hút: Ống hút có thể giúp giữ son môi lâu hơn, bên cạnh đó, thói quen dùng ống hút khi uống nước ngọt, soda, nước hoa quả… có thể giúp răng tránh được nguy cơ trở nên nhạy cảm.
Nhai những vật cứng như bút chì, nhai đá, mía, xương,.... đều gây mòn răng hoặc làm răng bị gãy, vỡ
Ăn uống vô tội vạ: Khi ăn vặt, bạn thường lựa chọn các loại thức ăn nhanh hoặc đồ sấy khô chứa nhiều đường và tinh bột. Ăn quá nhiều những thực phẩm chứa đường và tinh bột hàng ngày sẽ tạo cơ hội cho lũ vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hấp thu và tiêu hóa đường. Sau đó chúng biến đường thành acid hữu cơ tấn công men răng, làm cho men răng bị phá hủy và dẫn đến sâu răng. Đây là thói quen ăn uống ảnh hưởng tới răng miệng rất hay gặp ở dân văn phòng.
Thức uống có ga chứa axit và đường, nếu uống quá nhiều thì men răng sẽ bị hỏng theo thời gian, dẫn đến tình trạng ê buốt nhiều hơn. Vì vậy, bạn không nên uống đồ có ga

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét