Bọc răng sứ tốt hay xấu, lợi hay hại?

"Răng sứ" ngày nay đã không còn là một khái niệm xa lạ với người Việt . Tuy nhiên vẫn còn một số ít bạn không thích răng sứ , với quan điểm không muốn mài răng, e ngại đau đớn, viêm nướu, hư hại răng thật của mình trong và sau quá trình làm răng sứ .
Thật là oan uổng cho răng sứ !!!
Việc gì cũng có hai mặt tốt-xấu. Nếu việc răng sứ bị làm một cách lạm dụng , sai nguyên tắc, sai chỉ định hay thực hiện thiếu chính xác, thì chắc chắn nó sẽ mang tới các hệ lụy cho bạn, từ đó dẫn tới những quan điểm hiểu lầm oan uổng cho răng sứ như trên. Nhưng ngược lại, nếu được làm đúng chỉ định, làm cẩn trọng và khít sát đúng kỹ thuật, tôn trọng giải phẩu tự nhiên và khớp cắn của bạn, thì răng sứ hoàn toàn là một giải pháp phục hồi tốt cho bạn, trả lại cho bạn một hàm răng ăn nhai và thẩm mỹ tốt
Không có gì tốt và bền cho bằng răng tự nhiên, đúng vậy , nhưng đó chỉ là khi răng tự nhiên hoàn toàn lành mạnh , không sâu , không khiếm khuyết. Còn một khi răng đã có hư tổn , ta phải tìm ra giải pháp phục hồi, răng sứ là một trong các giải pháp đó. Vậy nên làm răng sứ trong trường hợp nào ? Và trong các trường hợp đó có giải pháp nào khác ngoài răng sứ không ? Vậy những trường hợp nào cần làm răng sứ:
PH 6 đv Zirconia tái tạo lại răng cửa bên
1/ Răng đã nội nha ( chữa tủy): Làm răng sứ là tối cần thiết cho những răng này .
Răng đã chết tủy được ví như cây khô , nó sẽ giòn và mục dần theo thời gian , dễ bị nứt gãy trong quá trình bạn sử dụng . Việc bọc răng sứ như mặc thêm một chiếc "áo giáp" cho răng , giúp răng hạn chế vỡ lớn , tồn tại bền lâu hơn trên cung hàm .
2/ Răng bị vỡ lớn : trám răng sẽ không thể tái tạo tốt và bền cho những răng này .Răng sứ là giải pháp cần thiết để phục hồi hình dáng nguyên vẹn và khả năng chắc chắn khi ăn nhai cho răng .
3/ Răng có men răng thiểu sản , Răng bị mẻ ,mất chất ở những vùng không thể trám tốt , nhất là cạnh cắn răng trước và vùng gờ bên của răng phía sau : những trường hợp này bạn vẫn có thể chọn giải pháp trám răng , nhưng phải nương nhẹ khi ăn nhai ở những vùng này và chấp nhận độ bền miếng trám thấp, dễ bị sút hay vỡ . Nếu bạn muốn bền vững , không phải làm đi làm lại , ăn nhai thoải mái thì răng sứ có thể là chọn lựa tốt hơn cho bạn trong trường hợp này.
PH Mão toán sứ rời từng răng cho hiệu quả thẩm mỹ và chức năng tối ưu
4/ Mất một hay nhiều răng : Implant là giải pháp tối ưu nhất khi bạn bị mất răng , vì không phải can thiệp răng kế bên . Tuy nhiên nếu bạn e ngại đụng chạm đến xương hàm , hay vấn đề kinh tế là trở ngại cho bạn khi chọn implant , thì sao không nghĩ đến cầu răng sứ .
So với phục hình tháo lắp cồng kềnh và phục hồi sức nhai yếu, cầu răng sứ nổi bật hơn nhờ tính cố định trong miệng , cho cảm giác và sự hồi phục sức nhai gần như răng thật . Vấn đề hạn chế là phải mài răng kế bên khoảng mất răng , ngày nay đã được khắc phục đáng kể nhờ sự ra đời của vật liệu và những dòng răng sứ không kim loại mới như zirconia , .v.v.. chỉ cần mài răng rất ít , nhờ đó các răng thật được chọn làm răng trụ của bạn được bảo tồn tủy tối đa.
Mất 2 răng cửa hàm dưới và các răng khác bị mẻ/mòn
Một khi răng còn tủy sống, thì thực chất việc bọc răng sứ chỉ là thay lớp "áo ngoài" cho răng , răng bạn vẫn giữ nguyên độ bền chắc và các tính chất như trước khi mài răng .
5/ Răng mọc lệch lạc , chen chúc : khuyến nghị tốt nhất là nên chỉnh nha hai hàm. Với một số bạn không thích chờ đợi lâu ( vì chỉnh nha kéo dài ít nhất 18 tháng trở lên ) , muốn đẹp hơn nhanh chóng , cũng có thể chọn làm răng sứ . Nhưng với điều kiện tình trạng lệch lạc răng của bạn là ít, để việc mài răng không làm ảnh hưởng tủy răng và cũng nên chọn các loại răng thuộc dòng toàn sứ như trên để hạn chế sự mài răng .
6/ Răng nhiễm sắc đen xỉn có màu không đẹp: Màu răng xỉn không không đẹp ít thì có thể tẩy trắng răng. Với những màu răng sậm rõ do nhiễm tetracycline , kháng sinh ...thì tẩy trắng không mang lại kết quả. Khi đó, răng sứ là một chỉ định. Ngày nay mặt dán sứ veneer đòi hỏi mài răng rất ít ,nên là một giải pháp để bạn nghĩ đến khi muốn cải thiện màu răng nhiễm sắc của mình .
Răng nhiễm màu Tetracyclin chỉ định bọc răng sứ
Verneer thay đổi màu và hình dáng răng

Một vài lời khuyên từ nha sĩ dành cho bạn:
- Nếu có thể, hãy chọn phương pháp can thiệp lấy đi mô răng tối thiểu bằng sử dụng những dòng răng toàn sứ sẽ giúp hạn chế việc mài răng bạn ở mức ít nhất.
- Nếu có thể, hãy bảo tồn tủy răng ở mức tối đa khi mài răng . Răng còn tủy răng là còn sự sống.
- Nếu có thể, hãy chọn một bác sĩ có tay nghề để làm cho bạn những răng sứ vừa thẩm mỹ vừa đạt chuẩn, khít sát không gây viêm nướu, cũng như không gây đau trong và sau quá trình điều trị.
- Nếu có thể , hãy chọn một bác sĩ mà bạn có thể tin tưởng , để có thể tư vấn theo hướng tốt nhất cho bạn , giúp bạn có thể thoải mái trình bày yêu cầu của mình và cùng đồng hành với bạn trong suốt thời gian làm răng sứ .
Chúc các bạn có một hàm răng đẹp và không còn e ngại , ác cảm với răng sứ nếu một khi cần chọn làm nó !

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét