Chất lượng và các loại sứ

Có bao nhiêu loại răng sứ đang được sử dụng làm cho bệnh nhân, thưa bác sĩ? Ưu, nhược điểm của các loại răng sứ này thế nào?
- Hiện nay trên thị trường có bốn loại răng sứ. Loại sứ kim loại thường: khoảng 1-1,5 triệu đồng/chiếc; loại mắc hơn một chút là sứ titan, giá 2-3 triệu đồng/chiếc; loại mắc tiền nhất có giá khoảng 4-6 triệu đồng/chiếc là sứ không kim loại và sứ quý kim (sườn của răng sứ làm bằng vàng, bạch kim). Trong đó, giá sứ quý kim thay đổi theo giá vàng. Trên đây chỉ là giá tham khảo còn thực tế thì tùy từng phòng khám. 
- Nếu làm đúng kỹ thuật và bệnh nhân chăm sóc răng miệng tốt thì các loại răng sứ này đều có thể sử dụng tốt và lâu dài. Tuy nhiên, sứ titan đáp ứng với mô răng tốt hơn và nhẹ hơn sứ kim loại thường. Sứ không kim loại có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao.
- Với sứ kim loại, khi ánh sáng đèn xuyên qua, chiếc răng sẽ lộ màu đen. Nếu người làm răng là ca sĩ, khi hát, cười dưới ánh đèn sẽ thấy như bị mất răng vì răng hiện rõ nền đen của kim loại.
Sứ dùng làm răng sứ có nhiều loại không, chất lượng ra sao?
- Hiện trên thị trường có nhiều loại sứ khác nhau với chất lượng khác nhau do có nhiều nhà sản xuất, cung cấp. Các loại sứ đó có nguồn gốc từ các nước như Đức, Mỹ, Nhật... có chất lượng tốt, trong đó có sứ không kim loại làm bằng sườn zirconia hoặc cercon - một chất liệu cứng như thép.
- Ngoài ra, gần đây còn có một số loại sứ có xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào VN, loại sứ này giá rẻ hơn, không cứng chắc bằng sứ của những hãng có uy tín.
Một số cơ sở nha khoa, lab sản xuất răng sứ cho rằng có thể phân biệt răng sứ chất lượng, chuẩn châu Âu với răng sứ kém chất lượng bằng thẻ bảo hành (chẳng hạn như IDPI)?

- Các bác sĩ răng hàm mặt, kỹ thuật viên khi học ở trường đều được đào tạo về quy trình kỹ thuật để làm một chiếc răng sứ. Còn quy định về tiêu chuẩn chất lượng răng sứ khi làm cho bệnh nhân thì chưa có. 
- Làm một chiếc răng sứ không phải chuyện dễ, nó đòi hỏi tay nghề và y đức của bác sĩ răng hàm mặt là phải mài cùi răng cho đúng chỉ định, đúng chuẩn để đạt tính thẩm mỹ, độ dày cần thiết của lớp sứ sau này. Bác sĩ cũng là người quyết định chiếc răng bị mài có cần phải chữa tủy hay không. Đối với kỹ thuật viên, đòi hỏi tay nghề phải cao mới đắp sứ được khéo léo, đẹp theo yêu cầu bệnh nhân - nhất là phải đúng màu sắc với những chiếc răng thật còn lại. Đặc biệt, việc làm răng sứ còn đòi hỏi y đức và lương tâm của lab sản xuất răng sứ làm đúng chất lượng sứ mà bệnh nhân, bác sĩ răng hàm mặt yêu cầu.

- Bộ Y tế, Viện Răng hàm mặt T.Ư và các cơ quan chuyên môn răng hàm mặt chưa phát hành thẻ bảo hành răng sứ, cũng như chưa phát hành thẻ công nhận nguồn gốc răng sứ. Việc bảo hành chất lượng răng sứ là tùy quy định tại mỗi phòng khám nha khoa.
- Thẻ bảo hành chỉ là sự cam kết: Thẻ bảo hành IDPI hay bất kỳ thẻ bảo hành tên gọi nào khác không có giá trị về mặt khoa học mà chỉ là sự cam kết với nhau. Nguyên tắc của cam kết là gì? Là tin nhau, giữ đúng chất lượng. Ở đây bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với bệnh nhân, còn lab sẽ chịu trách nhiệm với bác sĩ. Một bác sĩ chân chính, có trách nhiệm chắc chắn sẽ cố gắng làm điều tốt nhất cho bệnh nhân, lựa chọn lab tốt, có uy tín để gửi hàm. Lab muốn tồn tại cũng phải đáp ứng được nhu cầu của bác sĩ, phải cố gắng làm điều tốt nhất.

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét