Khi nào nên làm răng sứ

Chỉ định làm răng sứ
- Răng sứ có chỉ định làm trong những trường hợp mất một hoặc nhiều răng và các răng còn lại có đủ điều kiện để nâng đỡ vùng răng bị mất. Điều này sẽ được bác sĩ nha khoa khám và đưa ra kết luận
- Với trường hợp chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu (nhiễm thuốc Tetracycline lúc còn nhỏ, hút thuốc lâu ngày, mặt răng có cấu tạo khiếm khuyết, mòn răng... làm răng không láng bóng, đẹp, xỉn màu) thì bác sĩ sẽ mài bớt lớp men răng thật và thay thế bằng một lớp sứ, có thể là mặt dán sứ( veneer) hoặc là mão sứ
- Trường hợp răng bị sâu, vỡ lớn, trám tái tạo sẽ không bền, bác sĩ sẽ mài chiếc răng đó nhỏ lại và chụp một chiếc răng sứ lên răng thật đó, gọi là mão sứ.


Người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường... làm răng sứ được không?
- Chất liệu sứ vô hại trong môi trường miệng của bệnh nhân. Với người có các bệnh lý nói trên đều có thể làm răng sứ, không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, một số người bị bệnh tim hay hồi hộp lúc mài răng do đau có thể ảnh hưởng đến tim mạch, bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau, thuốc tê một cách cẩn trọng.
- Chỉ với những người bị bệnh máu chảy lâu đông có thể nguy hiểm vì khi bác sĩ mài răng có thể bị chạm vào nướu răng làm chảy máu kéo dài. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
Khi làm răng sứ, bệnh nhân có thể gặp tai biến gì?
- Làm răng sứ có thể bị nhiều tai biến sau đây: tủy răng không được xử lý tốt trước khi làm răng sứ. Thay vì bệnh nhân cần được lấy tủy nhưng bác sĩ không lấy, cứ thế chụp răng sứ lên, khiến bệnh nhân bị ê buốt rồi dẫn tới viêm tủy, hoại tử tủy càng để lâu có thể dẫn tới tử vong
- Có bệnh nhân làm răng sứ xong khi nhai bị vướng, cộm, đau khớp thái dương hàm do người làm điều chỉnh khớp cắn không tốt. Có người bị nha chu nhưng người làm vẫn phục hình răng sứ trên đó, khiến bệnh nha chu tiếp tục phát triển dẫn đến các răng trụ cầu bị lung lay. Về lâu dài, bệnh nhân có thể mất thêm các răng trụ
- Không ít trường hợp bị tình trạng mão sứ không khít sát với cùi răng đã mài để ôm vừa đúng đường viền nướu, hoặc dưới đường viền nướu nên không đạt yêu cầu thẩm mỹ, dễ bị sâu răng tái phát, hoặc gây hôi miệng do thức ăn bám đọng vào những khe giữa đường cổ răng của mão sứ với đường cổ răng thật của bệnh nhân.
- Một tai biến khác mà bệnh nhân gặp phải là nướu bệnh nhân bị tuột, co rút làm đường viền nướu bị hở ra, hoặc bị đen đường viền nướu do sứ có sườn kim loại

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét