Quy trình phẫu thuật cắm Implant

Để đạt được sự tích hợp xương thành công thì kỹ thuật phẫu thuật cần phải chính xác và ít sang chấn. Bác sĩ phải chuẩn bị trước phẫu thuật cẩn thận để tránh nhiễm trùng hậu phẫu, thao tác với các dụng cụ phẫu thuật phải dứt khoát để bảo tồn mô mềm, và thận trọng sửa soạn vị trí cắm implant vừa đủ mà không làm bỏng xương. Phương pháp phẫu thuật chính xác bao gồm các lưu ý sau đây:
·         Súc miệng với chlorhexidine 0,1% trước phẫu thuật
·         Sát trùng da xung quanh miệng bằng dung dịch cồn
·         Kháng sinh dự phòng 2 giờ trước phẫu thuật (ví dụ, 2 g amoxicillin đường uống)
·         Khoan với tốc độ chậm (từ 500 đến 600 vòng/phút)
·         Phun nước muối sinh lý vô trùng để làm nguội trong khi khoan
·         Thao thác khoan phải gián đoạn
·         Sử dụng các mũi khoan sắc

Điều quan trọng là phải tiến hành quy trình phẫu thuật một cách hệ thống, luôn luôn áp dụng các nguyên tắc phẫu thuật giống nhau.

Hình 1-1 Làm nhẵn mào xương ổ răng sau khi lật vạt


Hình 1-1a Khi đã bộc lộ được vị trí phẫu thuật cắm implant, dùng một mũi khoan tròn lớn để làm nhẵn và làm phẳng sống hàm.

Hình 1-1b Loại bỏ tất cả các cạnh sắc và chỗ không đều bằng cách lướt mũi khoan tròn qua sống hàm.

Hình 1-1c Trong lát cắt này, sống hàm hẹp, không đều đã được làm nhẵn để tạo ra một gờ phẳng, rộng, thuật lợi cho việc khoan lỗ cho implant.

Hình 1-2 Trình tự khoan lỗ cho một implant tiêu chuẩn


Hình 1-2a Dùng mũi khoan tròn số 1 để đánh dấu vị trí cắm implant.

Hình 1-2b Lối vào được mở rộng bằng mũi khoan tròn số 2. Bước này giúp đặt mũi khoan tiếp theo đúng vị trí.

Hình 1-2c Tạo lỗ khoan ban đầu bằng mũi khoan định hướng đường kính 2,2 mm.

Hình 1-2d Đặt chốt định hướng đường kính 2,2 mm vào lỗ khoan ban đầu để kiểm tra vị trí và trục của lỗ khoan.

Hình 1-2e Mở rộng mào xương của lỗ khoan ban đầu bằng mũi khoan tròn số 3.

Hình 1-2f Dễ dàng đặt mũi khoan xoắn đường kính 2,8 mm vào miệng lỗ khoan để khoan tới độ sâu của lỗ.

Hình 1-2g Sử dụng mũi khoan loe miệng để mở rộng lối vào cho mũi khoan cỡ lớn hơn tiếp theo.

Hình 1-2h Tiếp tục khoan rộng lỗ cho implant bằng mũi khoan xoắn đường kính 3,5 mm.

Hình 1-2i Thỉnh khoảng, khi cấu trúc xương đặc đồng đều, cần tiến hành cắt ren trước khi cắm implant.

Hình 1-2j Một implant tiêu chuẩn đã được cắm vào vị trí, với phần ráp được đặt ngang mức mào xương ổ răng. Việc này sẽ cho phép vai implant nằm ngang mức với lợi.

Hình 1-3 Điều chỉnh vị trí và trục của lỗ khoan


Hình 1-3a Bắt đầu khoan lỗ cho implant với các mũi khoan tròn số 1 và số 2 để đánh dấu vị trí cắm implant.

Hình 1-3b và 1-3c Sau khi đánh dấu vị trí cắm implant bằng mũi khoan tròn số 1, có thể dùng mũi khoan tròn số 2 để điều chỉnh lỗ khoan đánh dấu nếu cần. Các bước khởi đầu này nhằm đảm bảo vị trí cắm implant chính xác theo cả chiều má lưỡi và chiều gần xa.

Hình 1-3d Sau khi sử dụng mũi khoan định hướng thứ nhất (A), dùng chốt định hướng đường kính 2,2 mm để kiểm tra trục và độ sâu của lỗ khoan (B). Nếu hướng trục không đúng thì có thể điều chỉnh lại bằng cùng mũi khoan định hướng đường kính 2,2 mm (C và D) và sau đó bằng mũi khoan xoắn đường kính 2,8 mm (E)

Hình 1-4 Vấn đề cắt ren lỗ khoan trước khi cắm với các mật độ xương khác nhau


Hình 1-4a Cắt ren lỗ cho impant được tiến hành khi cấu trúc xương đặc đồng đều (xương loại 1). Việc này được thực hiện trên toàn bộ chiều sâu của giường implant.

Hình 1-4b Nếu xương sống hàm đặc một phần (loại 2), tiến hành cắt ren lỗ cho implant tới một phần ba chiều sâu dự kiến.

Hình 1-4c Khi sống hàm chủ yếu là xuơng xốp (loại 3 và 4), không cần cắt ren xương trước khi cắm implant.

Hình 1-5 Các mức độ chìm trong xương khác nhau của implant


Hình 1-5a Thước đo độ sâu đường kính 3,5 mm được đưa vào lỗ khoan sao cho điểm giữa của vạch 12 mm nằm ngang mức mào xương ổ răng (trái). Khi đó, nếu cắm một implant tiêu chuẩn, biên giới phần ráp sẽ nằm chính xác tại mào xương (phải).

Hình 1-5b Nếu lỗ cho implant được khoan sao cho vạch 12 mm nằm hơi thấp hơn mào xương, thì biên giới phần ráp của implant sau khi cắm sẽ nằm dưới mào xương khoảng 0,5 mm. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở vùng răng sau và implant sẽ lộ ra trong miệng trong quá trình lành thương.

Hình 1-5c Lỗ cho implant được khoan tới vạch 14 mm, và mũi khoan loe miệng được dùng để mở rộng phần mào xương. Khi đó có thể cắm một implant tiêu chuẩn dài 12 mm sâu hơn nhằm làm cho phần cổ implant chìm một phần. Phương pháp này thường được sử dụng ở vùng thẩm mỹ và implant sẽ được vùi dưới lợi trong quá trình lành thương.

Hình 1-6 Tổng quan về khoan lỗ cho implant và cắm implant


Hình 1-6a Lỗ cho implant được khoan tới đường kính 2,8 mm để tiếp nhận một implant cổ hẹp hoặc một implant đường kính hẹp. Việc cắt ren trước khi cắm, như trình bày ở Hình 1-4, hiếm khi được sử dụng với các implant này.

Hình 1-6b Khi dùng implant tiêu chuẩn, lỗ cho implant được khoan tới đường kính 3,5 mm. Việc cắt ren trước khi cắm, như trình bày ở Hình 1-4, hiếm khi được sử dụng.

Hình 1-6c Lỗ cho implant được khoan tới đường kính 4,2 mm để tiếp nhận một implant thân rộng hoặc cổ rộng. Việc cắt ren trước khi cắm, như trình bày ở Hình 1-4, được sử dụng thường xuyên hơn do đường kính implant lớn hơn.

Hình 1-7 Lựa chọn chiều dài implant ở vùng răng sau hàm dưới


Hình 1-7a Ở các vùng bị hạn chế bởi yếu tố giải phẫu, các loại implant ngắn thường được sử dụng. Trong trường hợp mất răng sau hàm dưới không còn răng giới hạn xa với khoảng mất răng dài, hai implant được cắm để nâng đỡ một cầu ba đơn vị. Một implant ngắn 8 mm (phải) được sử dụng để tránh ống răng dưới.

Hình 1-7b Trong trường hợp mất răng sau hàm dưới không còn răng giới hạn xa với khoảng mất răng ngắn, có thể chỉ định hai implant ngắn với chiều dài 6 và/hoặc 8 mm. Chúng được sử dụng ở đây để tránh ống răng dưới. Các implant ngắn này thường được phục hình bằng chụp liên kết với nhau.

Hình 1-8 Lựa chọn chiều dài implant ở vùng răng sau hàm trên


Hình 1-8a Trong trường hợp mất răng sau hàm dưới không còn răng giới hạn xa, có thể tránh xoang hàm bằng cách dùng các implant ngắn hơn. Ở hình vẽ này, hai implant (12 và 8 mm) được cắm tương ứng ở vị trí răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất, nằm sát với xoang hàm.

Hình 1-9 Chiều rộng tối thiểu của sống hàm với các loại đường kính implant khác nhau


Hình 1-9a Ở vùng răng hàm nhỏ, chiều rộng sống hàm tối thiểu được khuyến cáo là 6 mm khi dùng implant tiêu chuẩn.

Hình 1-9b Ở vùng răng hàm lớn, khi cắm implant thân rộng hoặc cổ rộng thì cần có chiều rộng sống hàm tối thiểu 7 mm.

Hình 1-9c Ở vùng răng trước, implant cổ hẹp thường được chỉ định để thay thế răng cửa bên, chiều rộng sống hàm tối thiểu cần đạt 5 mm.

Hình 1-10 Khoảng trống tối thiểu để cắm implant đơn lẻ với các loại implant khác nhau


Hình 1-10a và 1-10b Hình vẽ nhìn từ phía nhai (a) và phía bên (b) của implant cổ thông thường. Cần có khoảng trống tối thiểu 7 mm cho vai implant đường kính 4,8 mm như minh hoạ trên hình.

Hình 1-10c và 1-10d Hình vẽ nhìn từ phía nha (c) và phía bên (d) của implant cổ rộng. Vai implant có đường kính 6,5 mm cần khoảng trống tối thiểu 9 mm.

Hình 1-10e và 1-10f Hình vẽ nhìn từ phía nha (e) và phía bên (f) của implant cổ hẹp. Ở các vị trí chỉ cắm được implant cổ hẹp, cần có khoảng trống tối thiểu 5,5 mm cho vai implant đường kính 3,5 mm.

Hình 1-10g Cần có khoảng liên hàm tối thiểu 5,5 mm từ vai implant đến răng đối diện để cho phép đặt trụ và chụp.

Hình 1-11 Khoảng trống giữa các implant hoặc giữa implant và răng


Hình 1-11a và 1-11b Hình vẽ nhìn từ phía nhai (a) và phía bên (b) của một implant cổ thông thường được cắm cạnh một răng. Cần có khoảng cách 4 đến 5 mm giữa trục của implant và bề mặt chân răng tại mào xương ổ răng.

Hình 1-11c và 1-11d Hình vẽ nhìn từ phía nhai (c) và phía bên (d) của một implant cổ rộng được cắm cạnh răng hàm nhỏ thứ hai. Trục implant cách chân răng khoảng 5 đến 6 mm.

Hình 1-11e và 1-11f Hình vẽ nhìn từ phía nhai (e) và phía bên (f) của hai implant cổ thông thường. Khi hai implant cổ thông thường được cắm cạnh nhau trong trường hợp mất răng sau không còn răng giới hạn xa, nên đặt implant thứ nhất cách chân răng 4 đến 5 mm và implant thứ hai cách implant phía trước 7 đến 8 mm.

Hình 1-11g và 1-11h Hình vẽ nhìn từ phía nhai (g) và phía bên (h) của implant cổ thông thường và cổ rộng. Khi chỉ định cắm một implant cổ thông thường và một implant cổ rộng để thay thế răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn, nên đặt implant cổ thông thường cách răng 4 đến 5 mm và implant cổ rộng cách implant phía trước khoảng 9 mm.

Hình 1-11i và 1-11j Hình vẽ nhìn từ phía nhai (i) và phía bên (j) của các implant cắm ở vị trí răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm lớn thứ nhất. Trong trường hợp mất răng sau không còn răng giới hạn xa với khoảng mất răng dài này, một implant cổ thông thường và một implant cổ rộng được chỉ định để làm trụ cho một cầu ba đơn vị. Implant cổ thông thường được đặt cách chân răng 4 đến 5 mm. Implant cổ rộng được cắm cách implant phía trước khoảng 16 mm.

Hình 1-11k và 1-11l Hình vẽ nhìn từ phía nhai (k) và phía bên (l) của một trường hợp mất răng sau không còn răng giới hạn xa với khoảng mất răng ngắn. Một implant cổ thông thường được chỉ định để phục hồi răng hàm lớn thứ nhất bị mất và làm trụ phía xa cho một cầu ba đơn vị được nâng đỡ phối hợp bởi cả răng và implant.
Nguồn: nha.si

About Nha Khoa Dana

Hi, I’m Phạm Minh Tuấn. I’m a doctor living in Việt Nam. I am a fan of photography, technology, and music. I’m also interested in travel and coffee. You can visit my company website with a click on the button above.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét