“Hơi thở của tôi có mùi không?”
Có thể bạn sẽ thấy ngượng ngùng khi phải hỏi điều này nhưng đây là cách hiệu quả nhất để xác định tình trạng mùi hôi miệng. Hãy hỏi một người bạn thân hoặc ai đó có thể cho bạn câu trả lời thẳng thắn nhất. Nếu câu trả lời là “Có”, hãy hỏi họ xem liệu mức độ mùi hôi ở mức nào.
5 bước cơ bản tránh hôi miệng hiệu quả
Nếu chỉ ở mức độ nhẹ : Một số loại thức ăn như hành, tỏi, hay thuốc lá, rượu bia... có thể khiến hơi thở có mùi nhưng chỉ là tạm thời. Nếu như vậy, bạn chỉ cần đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc uống nước, nhai kẹo cao su hương bạc hà sau khi ăn để khử mùi tức thì.
Còn nếu là mùi hôi miệng mãn tính : Hãy bắt đầu thói quen đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa, làm sạch lưỡi vào sáng sớm và buổi tối, khám nha khoa đều đặn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế rượu bia, thuốc lá và uống nhiều nước để tạo độ ẩm trong miệng, giúp lấy đi thức ăn thừa khiến vi khuẩn trong miệng sinh sôi.
Đối với chế độ ăn : Khô miệng do chế độ ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Cà phê, rượu bia gây khô miệng còn thức ăn nhiều dầu mỡ và sản phẩm từ sữa làm thay đổi môi trường a-xít trong miệng tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau có thể gây ức chế cho quá trình tiết nước bọt làm miệng khô. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nếu thấy tình trạng hơi thở có mùi ngày càng nặng.
Do bệnh từ cơ quan khác : Khám bác sĩ để xem liệu hơi thở có mùi là từ miệng hay mũi. Nếu là từ mũi thì có thể do bạn bị viêm xoang hoặc có vấn đề về hô hấp. Nếu là từ miệng, hãy yêu cầu được tiếp nhận điều trị nếu bị viêm lợi, sâu răng hoặc có kẽ răng làm thức ăn bị mắc kẹt. Nghiêm trọng hơn, hơi thở có mùi còn là triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp, axít trào ngược, tiểu đường, suy thuận. Trong trường hợp đó, bạn cần đi khám được điều trị sớm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét